Tỉnh Bình Thuận vừa “chào hàng” danh mục 47 dự án ưu
tiên kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030 tại Hội nghị Gặp gỡ các nhà đầu
tư năm 2022. Đáng chú ý, sẽ có 26 dự án được Tỉnh lựa chọn nhà đầu tư thông qua
hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất với tổng
diện tích hơn 9.596,95 ha.
Lĩnh vực hạ tầng đô thị, du lịch chiếm
ưu thế trong 26 dự án Bình Thuận lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu dự án
có sử dụng đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất. Ảnh: NC st
Trong
26 dự án nói trên, lĩnh vực hạ tầng đô thị, du lịch chiếm thế thượng phong với
16 dự án, tổng diện tích 6.938,75 ha. Dự án có quy mô lớn nhất là Khu đô thị
phức hợp kiểu mẫu trí tuệ nhân tạo - thể thao - giáo dục và giải trí quốc tế
với quy mô 5.000 ha trên địa bàn TP. Phan Thiết và huyện Hàm Thuận Nam. Kế đến
là các dự án tầm trung có quy mô vài trăm ha như: Khu dân cư, thương mại, khu
giải trí tổng hợp trên trục đường Võ Nguyên Giáp tại phường Phú Hài, TP. Phan
Thiết (674 ha); Khu dân cư, đô thị Hàm Kiệm - Tiến Thành, phân khu 1 (218 ha);
Khu dân cư, đô thị Hàm Kiệm - Tiến Thành, phân khu 2 (225 ha); Khu du lịch Hàm
Thuận - Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc (350 ha); Khu du lịch Thuận Quý - Tiến Thành
tại huyện Hàm Thuận Nam và TP. Phan Thiết (197 ha).
Các
dự án hạ tầng đô thị, du lịch còn lại đều có diện tích dưới 100 ha như: Khu du
lịch thể thao biển Gò Đình (50 ha); Khu đô thị ven sông Nam Phan Thiết (66 ha);
Khu quảng trường biển - đô thị Đồi Dương Bình Tân (20,3 ha) tại thị xã La Gi…
Ngoài
ra, 2 dự án lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao là Dự án Vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao huyện Bắc Bình (2.155 ha), Dự án Khu sản xuất giống thủy sản
tập trung Chí Công, huyện Tuy Phong (154 ha); 7 dự án thuộc các lĩnh vực như xử
lý chất thải rắn, xử lý rác thải và công viên nghĩa trang cũng sẽ được Tỉnh kêu
gọi đầu tư.
Theo
đánh giá của các nhà đầu tư, các dự án đều có tính khả thi cao bởi bám sát vào
tiềm năng, thế mạnh hạ tầng và du lịch của Tỉnh. Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, sắp tới, Tỉnh sẽ triển
khai các giải pháp trọng tâm nhằm phát triển kết cấu hạ tầng du lịch với tầm
nhìn đến năm 2050 du lịch trở thành ngành mũi nhọn. Đà phát triển của ngành du
lịch Bình Thuận sẽ tạo thêm sức hấp dẫn cho các dự án hạ tầng đô thị, du lịch
khi đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có
sử dụng đất.
Đặc
biệt, “điểm nghẽn” về giao thông đối ngoại của Bình Thuận sẽ được tháo gỡ bằng
hệ thống đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, sân bay
Phan Thiết đang được khẩn trương thi công. Khả năng kết nối liên vùng giữa Bình
Thuận với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ sẽ được cải thiện, mở ra cơ hội mới,
sức bật mới cho các dự án hạ tầng đô thị, du lịch tại Bình Thuận trong 5 năm
tới.
Thông
tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, Tỉnh đang đẩy nhanh tiến
độ lập và trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Thuận thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các dự án hạ tầng kỹ thuật quan trọng
như sân bay, cao tốc… và triển vọng kinh tế, đặc biệt là du lịch sẽ tạo đột phá
cho sự phát triển của Tỉnh. Gần đây, thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp
được cải thiện, thuận lợi hơn. Các yếu tố này góp phần thu hút sự quan tâm của
nhà đầu tư tới danh mục dự án mà Tỉnh kêu gọi đầu tư. Tỉnh sẽ cập nhật đầy đủ
các dự án vào Quy hoạch, qua đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư nhìn thấy tiềm
năng, lợi thế. Vào thời điểm thuận lợi, tỉnh Bình Thuận sẽ lập hồ sơ đấu thầu,
đấu giá để mời các nhà đầu tư tham gia./.
(Trích nguồn https://baodauthau.vn/