CẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỀ THANH TRA
Lượt xem: 2280

Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được hiệu quả của công tác xử lý qua thanh tra theo Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ban, ngành trong tỉnh thường xuyên chỉ đạo tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật, khắc phục dần tình trạng trì hoãn, chậm triển khai; các khoản phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước được tổ chức, cá nhân có liên quan chấp hành nộp kịp thời; hiệu lực, hiệu quả thanh tra từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện nay gặp nhiều khó khăn; còn chưa được chú trọng hoặc thực hiện chưa thường xuyên, liên tục, triệt để, dẫn đến tỷ lệ thu hồi thấp so với tỷ lệ chung. Mặc khác, một số đối tượng thanh tra chưa thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thể hiện qua sự chậm trễ trong thực hiện và báo cáo hoặc thực hiện mang tính hình thức (trong xử lý hành chính); cá biệt có đối tượng chây ỳ, cố tình không thực hiện. Các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong đó có cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra chưa phát huy trách nhiệm theo quy định đối với việc đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra đối với đối tượng thanh tra trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra. Việc đề ra giải pháp biện pháp thực hiện các kiến nghị về chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót trong quản lý và đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách còn lúng túng, chậm trễ và hiệu quả thấp.

Vấn đề trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trực tiếp là do Thủ trưởng các ngành, các địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức việc chỉ đạo xử lý sau thanh tra; các cơ quan thanh tra thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm tham mưu cho thủ trưởng trong công tác này, có trường hợp thiếu kiên quyết, ngại đụng chạm, nhất là việc xem xét, xử lý trách nhiệm người vi phạm. Một số kết luận thanh tra còn bỏ sót hành vi vi phạm và thiếu kiên quyết trong kiến nghị xử lý cơ quan chức năng xem xét, xử lý các trường hợp có dấu hiệu tội phạm cũng đã làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.

Thời gian qua, trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng, dịch Covid-19 đã được kiểm soát và đang chuyển dần sang trạng thái bình thường mới. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Phòng Nghiệp vụ 3 đã chủ động tham mưu lãnh đạo Thanh tra tỉnh (ban hành văn bản đôn đốc, làm việc trực tiếp với đối tượng đôn đốc hoặc tổ chức kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra khi có quyết định kiểm tra) nên công tác này đã có những chuyển biến tích cực. Kết quả trên mới chỉ là chuyển biến bước đầu. Thời gian đến, Phòng Nghiệp vụ 3 sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kết luận thanh tra, nhằm tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa nhằm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2022 của Thanh tra tỉnh./.

Thanh tra tỉnh

Tin khác
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang