Nghị quyết nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý vi phạm qua thanh tra; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cuộc thanh tra
Ngày
6/6/2023, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76-NQ/BCSĐ
về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh
tra và việc phát hiện, xử lý vi phạm qua thanh tra; đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các cuộc thanh tra.
Theo
đó, Nghị quyết số 76-NQ/BCSĐ đã đề ra mục tiêu chung là: (1) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức và hành động để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công
tác thanh tra; tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện,
chuyển giao thông tin, kiến nghị chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hình sự sang cơ quan điều tra; chuyển vụ việc vi phạm của tổ chức đảng, đảng
viên sang Ủy Ban Kiểm tra của Đảng; góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước,
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ và nhân dân. (2) Làm rõ trách nhiệm của từng cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong hoạt động thanh tra; chủ động phòng ngừa,
phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời thiếu sót, vi phạm trong hoạt động thanh
tra. (3) Triển khai đồng bộ pháp luật
về thanh tra; tiếp tục hoàn thiện các quy định trong hoạt động thanh tra, nhất
là quy định về phối hợp giữa các cơ quan trong công tác phát hiện, chuyển giao
thông tin, kiến nghị chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang
cơ quan điều tra; chuyển vụ việc vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên sang Ủy
Ban Kiểm tra của đảng.
Để
đạt được những mục tiêu đã nêu, Nghị quyết số 76-NQ/BCSĐ đề ra các giải pháp cụ
thể:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên, công chức thanh
tra, nhất là các quy định của Luật thanh tra năm 2022. Đề cao trách nhiệm của cấp
ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thanh tra trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Coi chất lượng, hiệu quả thanh tra là thước đo
đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và độ hoàn thành nhiệm vụ, là căn cứ
đề thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ
nhiệm, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
- Nâng cao trách nhiệm của Người ra
quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng đơn vị được giao chủ
trì cuộc thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, chủ động phối hợp với
các cơ quan chức năng để kịp thời
chuyển vụ việc
có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra, chuyển thông tin vi phạm của tổ chức
đảng, đảng viên phát hiện qua hoạt động thanh tra sang Ủy Ban Kiểm tra của Đảng.
- Tăng cường giám sát hoạt động Đoàn
thanh tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh đối với thành
viên Đoàn thanh tra vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra, nhất là các
trường hợp bao che, bỏ lọt, bỏ sót hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân; lợi dụng hoạt động thanh tra để trục lợi.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về
phát hiện, chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra, chuyển vụ
việc vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên sang Ủy Ban Kiểm tra của Đảng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức thanh tra có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững
vàng, có năng lực, kỹ thuật nghiệp vụ, chấp hành tốt kỹ cương, kỷ luật, liêm
chính, trách nhiệm trong thực thi công vụ; kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm
minh những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài nước để nâng cao trình độ,
năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức làm công tác thanh
tra; chú trọng tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra; nghiên cứu ứng
dụng khoa học, công nghệ trong các nghiệp vụ của Đoàn thanh tra./.
Thanh tra tỉnh